Giấy phép lái xe là giấy tờ cần thiết khi lái xe không có nó bạn sẽ gặp nhiều rắc rối về pháp lý cũng như an toàn của mình và mọi người xung quanh. Vậy bạn có biết các loại bằng lái xe hiện có ở Việt Nam và ý nghĩa của chúng như thế nào chưa?
Phân Loại bằng lái xe và ý nghĩa của từng loại bằng lái ở Việt Nam
Bạn có biết hiện nay các loại bằng lái xe tại Việt Nam được chia thành những loại nào không? Bạn có biết chúng có ý nghĩa của bằng những loại giấy phép lái xe A1, A2, A3, B2, C, D, E, F,… Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về các loại giấy phép lái xe hiện tại và ý nghĩa của chúng.
Các loại giấy phép lái xe máy và xe mô tô
Bằng lái xe hạng A1: đây là loại bằng lái xce cơ bản nhất trong các loại giấy phép lái xe. Bằng lái hạng A1 cho phép bạn điều khiển các loại xe máy, xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 50cc – 175cc. Đặc biệt, nó còn được cấp cho người khuyết tật để họ điều khiển xe ba bánh.
Bằng lái xe hạng A2: dành cho người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên và bao gồm tất cả các phương tiện được quy định trong giấy phép lái xe hạng A1.
Bằng lái xe hạng A3: được cấp cho người điều khiển xe máy ba bánh, xe lam ba bánh, xích lô xe máy và tất cả các loại phương tiện được quy định trong giấy phép lái xe A1.
Bằng lái xe hạng A4: dành cho người lái xe điều khiển các loại máy kéo nhỏ với tải trọng lên tới 1000 kg.
Các loại giấy phép lái xe ô tô
Phân loại bằng lái xe ô tô hiện nay
Trong hệ thống bằng lái xe tại Việt Nam, từ năm 2016 bằng lái xe hạng B1 được chia thành hai loại là B1 và B11. Trái với bằng lái ô tô B1 được nhiều người biết đến khi cho phép người lái điểu khiển cả xe hơi số sàn và xe hơi số tự động thì bằng lái xe B11 lại có những hạn chế nhất định về loại xe được phép điều khiển.
Bằng lái xe B11 là gì?
Như đã đề cập, bằng lái xe hơi hạng B1 có hai lại là B1 và B11. Điểm chung của hai loại giấy phép lái xe này là đều được cấp cho người KHÔNG hành nghề lái xe, được phép điều khiển các loại xe ô tô số tự động. Bên cạnh đó, giấy phép lái xe B1 còn có thể sử dụng hợp pháp khi người lái vận tải các loại xe tương ứng quy định là xe số sàn.
- Ôtô số tự động chở người từ 4 đến dưới 9 chỗ ngồi (kể cả chỗ ngồi cho người lái xe);
- Ôtô tải kể cả ôtô chuyên dùng số tự động)có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn;
- Ôtô dùng cho người khuyết tật số tự động.
- Máy kéo kéo 1 rơ móoc có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn dành cho xe hơi số tự động.
Ngoài những lợi thế này, khi thi các nội dung từ lý thuyết đến thực hành lái xe đối với bằng lái B11 cũng có phần dễ hơn so với các loại bằng lái xe hơi khác như B1 và B2. Như vậy, từ những thông tin mà trung tâm đã cung cấp thì B11 sẽ là lựa vô cùng phù hợp với những ai đang hoặc chuẩn bị sở hữu một chiếc xe ô tô con số tự động dưới 9 chỗ ngồi chỉ phục vụ cho nhu cầu đi lại.
+ Ô tô kỹ thuật số tự động chở người tới 9 chỗ, kể cả chỗ ngồi dành cho tài xế.
+ Ô tô tải bao gồm cả ô tô tải chuyên dụng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
+ Máy kéo một rơ moóc có trọng tải dưới 3500 kg.
Thời hạn:
Có thời hạn đến khi người điều khiển xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam.
Trong trường hợp bằng lái xe được cấp cho người điều khiển phương tiện giao thông trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì bằng lái có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp
Bằng lái xe hạng B2:
Khác với bằng lái xe hạng B1 được cấp cho người không hành nghề lái xe còn bằng lái xe hạng B2 dành cho người hành nghề lái xe. Do đó, nếu bạn muốn lái xe taxi, bạn chắc chắn phải có bằng lái xe B2.
Giấy phép lái xe hạng B2 được cấp cho người lái xe được phép điều khiển xe chuyên dụng có trọng tải được thiết kế dưới 3500kg và tất cả các loại xe được quy định trong giấy phép lái xe hạng B1.
Điều kiện dự thi: đủ 18 tuổi (phải đủ cả ngày, tháng, năm).
Thời hạn: 10 năm kể từ ngày cấp
Bằng lái xe hạng C: được cấp cho người lái xe để điều khiển các phương tiện sau:
+ Xe tải, xe tải chuyên dụng, xe chuyên dụng có trọng tải từ 3.500 kg trở lên.
+ Máy kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
Điều kiện dự thi sách hạch: từ 21 tuổi trở lên.
Thời hạn: 5 năm kể từ ngày cấp
Bằng lái xe hạng D: cho phép bạn điều khiển tất cả các loại xe khách từ 10 đến 30 chỗ ngồi bao gồm cả chỗ của tài xế lái xe và các phương tiện được chỉ định trong giấy phép lái xe B1, B2 và C.
Điều kiện dự thi sách hạch:
Người từ 24 tuổi trở lên.
Có hơn 5 năm hành nghề lái xe và bắt buộc phải có bằng lái xe hạng B2 hoặc C và có 100.000 km lái xe an toàn.
Để nâng lên bằng D, người lái xe phải buộc phải có trình độ học vấn THCS trở lên.
Khi làm hồ sơ có thể sử dụng bằng THCS hoặc bằng THPT, hoặc bằng Cao đẳng, Đại học.
Thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp
*** Lưu ý: đối với giấy phép lái xe từ hạng d trở lên bạn không thể học trực tiếp để lấy bằng lái xe mà phải được nâng cấp từ bằng cấp thấp hơn có thể là bằng lái xe B2 hoặc C. Với bằng lái xe hạng D người học bắt buộc phải có trình độ trung học phổ thông trở lên.
Đào tạo giấy phép lái xe chuyên nghiệp
Bằng lái xe hạng E: cho phép bạn điều khiển tất cả các loại xe khách trên 30 chỗ ngồi. Bên cạnh đó, bao gồm các loại phương tiện được chỉ định trong giấy phép lái xe B1, B2, C và D.
Điều kiện dự thi sách hạch:
Từ 24 tuổi trở lên, có hơn 05 năm hành nghề lái xe, phải có bằng THCS hoặc tương đương trở lên.
Có bằng lái xe hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề lái xe từ 3 năm và có 50.000 km lái xe an toàn trở lên.
Hoặc bằng lái xe hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề lái xe từ 5 năm và có 100.000 km lái xe an toàn trở lên.
Thời hạn: 5 năm kể từ ngày cấp
Bằng lái xe hạng F: người có bằng lái xe hạng B2, C, D và E có thể điều khiển các loại xe tương ứng như kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750kg, sơ mi rơ moóc.
Thời hạn: 5 năm kể từ ngày cấp
Bằng lái xe hạng F quy định cụ thể như sau:
Hạng FB2 cấp cho người điều khiển ô tô để lái loại xe quy định tại bằng lái xe hạng B2, có kéo rơ moóc và các loại xe quy định cho bằng lái xe hạng B1 và B2.
Người từ 21 tuổi trở lên được thi bằng lái xe hạng FB2
Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, tính cả chỗ ngồi cho tài xế xe
Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế nhỏ hơn 3.500 kg
Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế nhỏ hơn 3.500 kg
Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế nhỏ hơn 3.500 kg
Hạng FC cấp cho người điều khiển xe ôtô các loại xe quy định tại bằng lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho bằng lái xe hạng B1, B2, C và FB2.
Người từ 24 tuổi trở lên được thi bằng lái xe hạng FC
Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế nhỏ hơn 3.500 kg
Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế nhỏ hơn 3.500 kg
Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế nhỏ hơn 3.500 kg
Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên
Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên
Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho tài xế xe
Hạng FD cấp cho người điều khiển các loại xe quy định cho bằng lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được lái các loại xe quy định tại bằng lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2.
Người từ 27 tuổi trở lên được dự thi bằng lái xe hạng FDBằng lái xe hạng FC được cấp cho người điều khiển máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 3.500 kg
Hạng FE cấp cho người điều khiển các loại xe quy định cho bằng lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được lái các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định tại bằng lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2 và FD.
Người từ 27 tuổi trở lên được dự thi bằng lái xe hạng FE. Độ tuổi tối đa của người điều khiển ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ.